Thế nào là xe tải thùng đạt chuẩn đăng kiểm?

Xe tải thùng đạt chuẩn cho mục đích vận chuyển hàng hóa, không những phải đạt những tiêu chí về động cơ và cấu trúc xe nền, mà thùng hàng trên xe cũng phải tuân thủ những thông số kích thước nhất định.

Nguyên nhân xe tải chở hàng trượt đăng kiểm phổ biến

– Thùng sai thiết kế, không đúng chủng loại, ví dụ hồ sơ thùng bạt nhưng lại là thùng kín.
– Thùng xe tải đóng bởi quá nhiều chi tiết, dẫn đến tải trọng bản thân vượt quá 10% cho phép.
– Kích thước của thùng xe không đúng như hồ sơ cung cấp cho đăng kiểm.
– Các chi tiết của thùng làm không đúng thiết kế bản vẽ.

Quy định về xe tải chở hàng đạt chuẩn đăng kiểm

Riêng về động cơ và và cấu trúc của lốp xe đã được nhà sản xuất phân phối xe tải nền hợp pháp tại Việt Nam làm đúng các quy định, thì trong bài viết này chúng ta chỉ tập trung vào phần quy định đăng kiểm của thùng hàng lắp sau xe tải.

Thùng hàng xe tải đạt chuẩn đăng kiểm

Thùng xe phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyên chở, có sàn, các thành thùng phía trước, bên cạnh và phía sau. 

Thùng xe không được có các kết cấu để lắp được các chi tiết, cụm chi tiết dẫn tới việc làm tăng thể tích chứa hàng. 

Đối với thùng hở của loại sơ mi rơ moóc tải được thiết kế để chở hàng hóa và chở được công-ten-nơ thì còn phải bố trí các khóa hãm công-ten-nơ.

Cụ thể,

Kích thước giới hạn:

Kích thước giới hạn của xe phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09 : 2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô”.
Và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2011/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc”.

Ngoài ra, đối với xe tự đổ, xe tải thì chiều dài toàn bộ của thùng xe phải tuân thủ yêu cầu về chiều dài toàn bộ của xe (L) theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư 42/2014.

Chiều dài đuôi xe (ROH):

ROH không lớn hơn 60% của chiều dài cơ sở tính toán (WB) xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III của Thông tư 42/2014.

Trọng tải:

Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của xe và sự phân bố khối lượng trên các trục xe sau khi đã lắp thùng xe được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III của  Thông tư 42/2014.

Chiều cao lọt lòng thùng (Ht):

Chiều cao lòng thùng tuân thủ quy định tại Phụ lục II của Thông tư 42/2014.

Thể tích chứa hàng:

Thể tích hàng hóa trong thùng xe được xác định theo các kích thước hình học bên trong lòng thùng xe và đảm bảo sao cho khối lượng riêng biểu kiến tuân thủ quy định tại Phụ lục II của Thông tư 42/2014.

Quy định dành cho mui phủ trên thùng xe tải:

– Tấm phủ phải là bạt che.
– Khung mui:
      + Được thiết kế đảm bảo ổn định và an toàn khi xe tham gia giao thông.
      + Khoảng cách giữa 2 thanh khung mui liền kề (t) không nhỏ hơn 0,55 m.

Cơ khí Thuận Phát đóng thùng xe tải đạt chuẩn đăng kiểm

Các quy định cụ thể về thùng xe tải của Cục đăng kiểm có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo việc lưu thông đường bộ an toàn!

Đồng lòng với mục đích đảm bảo an toàn cho khách hàng và cộng đồng, Cơ khí Thuận Phát chúng tôi luôn cam kết cho ra đời những mẫu xe tải chở hàng đạt chuẩn đăng kiểm này.

Để làm được điều đó chúng tôi đã bám sát ngay từ khâu kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, đến khâu thiết kế và sản xuất.

Hơn thế nữa, việc cho ra đời những chiếc xe tải đạt chuẩn đăng kiểm giúp khách hàng của chúng tôi tránh được những vi phạm làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. 

Cơ khí Thuận Phát đảm bảo được điều này là nhờ quy trình kiểm tra trước xuất xưởng, mà quy trình này tương tự như quy trình Đăng kiểm xe cơ giới của nước ta.

Nếu bạn cần tư vấn về xe tải chở hàng đạt chuẩn đăng kiểm Việt Nam mà vẫn đáp ứng nhu cầu chuyên chở tối ưu, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *